Chế độ trực và thưởng Tết của giáo viên có gì mới?

Việt Nam có 11 trường Đại học lọt bảng xếp hạng Châu Á, vấn đề tài chính trong tự chủ đại học là những nội dung GD thu hút quan tâm trong tuần, bên cạnh chế độ lương thưởng hay trực Tết của giáo viên.

Ảnh minh hoạ. (Nguồn: internet)

Những lưu ý với giáo viên trong chế độ nghỉ Tết

Bộ luật Lao động 2019 cơ bản vẫn giữ nguyên tinh thần của Bộ luật Lao động 2012 khi cho phép người lao động trên cả nước được nghỉ 5 ngày vào dịp Tết Âm lịch (Tết Nguyên đán). Tuy nhiên, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ sẽ quyết định cụ thể ngày nghỉ Tết Âm lịch cho người lao động.

Dịp Tết Âm lịch 2021 tới đây, học sinh, giáo viên được sẽ được nghỉ ít nhất là 5 ngày, lịch nghỉ cụ thể sẽ do các tỉnh thành trên cả nước công bố.

Về chế độ lương, thưởng dành cho giáo viên dịp Tết Âm lịch 2021. Bên cạnh áp dụng theo quy định của Bộ luật Lao động 2019, đối với giáo viên, theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Luật viên chức 2010, viên chức được được hưởng tiền thưởng theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập. 

Căn cứ quy định này, các đơn vị sự nghiệp công lập không bắt buộc phải thưởng Tết cho giáo viên. Việc thưởng Tết sẽ do đơn vị tự quyết định theo quy chế của từng đơn vị dựa trên nguồn kinh phí, doanh thu và năng suất làm việc của từng viên chức.

Như vậy, giáo viên sẽ có thể không được thưởng Tết Âm lịch 2021 nếu kinh phí chi tiêu không thường xuyên hàng năm của nhà trường không có dư hoặc thâm hụt hoặc năng suất làm việc không hiệu quả.

Về nhiệm vụ trực Tết Âm lịch: Theo quy định Bộ luật Lao động 2019, dịp Tết giáo viên được quyền nghỉ và hưởng nguyên lương (bao gồm cả phụ cấp). Do đó, không có cơ sở để bắt buộc giáo viên phải trực trường vào những ngày này. 

Tuy nhiên, hiệu trưởng, nhà trường cũng có thể thỏa thuận với giáo viên về việc trực trường vào dịp tết và khi đó giáo viên sẽ được hưởng lương làm thêm giờ theo quy định.

Ảnh minh hoạ. (Nguồn: internet)

11 đại học Việt Nam vào bảng xếp hạng châu Á năm 2021

Năm 2021, Việt Nam có 11 trường góp mặt trong bảng xếp hạng đại học châu Á năm 2021 của QS, trong đó có 3 trường lần đầu xuất hiện. Theo bảng xếp hạng đại học châu Á được QS công bố ngày 25/11, 3 trường đại học của Việt Nam lần đầu góp mặt gồm Sư phạm Hà Nội (nhóm 551-600), Công nghiệp TP HCM và Kinh tế TP HCM (nhóm 601+).

8 trường còn lại là những cái tên quen thuộc, gồm: Đại học Quốc gia TP HCM (hạng 158), Đại học Quốc gia Hà Nội (160), Tôn Đức Thắng (163), Bách khoa Hà Nội (nhóm 301-350), Duy Tân (351-400), Đại học Huế và Đại học Đà Nẵng (401-450), Đại học Cần Thơ (451-500).

So với năm trước, 4 trường Tôn Đức Thắng, Duy Tân, Huế tăng hạng. Trong đó, trường Duy Tân tăng mạnh nhất, từ nhóm 451-500 lên nhóm 351-400. Đại học Tôn Đức Thắng tăng 44 bậc, từ 207 lên 173.

Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP HCM, Đại học Bách khoa Hà Nội rớt hạng. Đại học Cần Thơ cũng không duy trì được vị trí ở năm trước. Thứ hạng cụ thể như sau:

QS Asia năm 2021 xếp hạng đại học dựa trên 11 tiêu chí với trọng số khác nhau, gồm: danh tiếng về học thuật (30%), danh tiếng nhà tuyển dụng (20%), tỷ lệ giảng viên/sinh viên (10%), tỷ lệ đội ngũ giảng viên có trình độ tiến sĩ (5%), tỷ số bài báo xuất bản trên giảng viên (5%), chỉ số trích dẫn trên mỗi bài báo (10%), mạng lưới nghiên cứu quốc tế (10%), tỷ lệ giảng viên quốc tế (2,5%), tỷ lệ sinh viên quốc tế (2,5%), sinh viên trao đổi trong nước (2,5%), sinh viên học trao đổi nước ngoài (2,5%).

Ảnh minh hoạ. (Nguồn: internet)

Kiến nghị tăng ngân sách đầu tư cho giáo dục đại học

Hiện nay, mức đầu tư cho giáo dục đại học chỉ 0,23% GDP, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn kiến nghị tăng tỷ lệ này vì cho rằng đây là mức quá thấp.

Kiến nghị này được Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn đưa ra tại Hội thảo giáo dục 2020 “Tự chủ trong giáo dục đại học – từ chính sách đến thực tiễn” do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tổ chức ngày 27/11.

Thứ trưởng nhận định, nguồn chi của ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học giảm mạnh trong thời gian qua, hiện chỉ ở mức 0,23% GDP. Trong khi đó, nguồn thu từ nghiên cứu và các nguồn khác thấp. Vì vậy, tài chính của các trường đại học chủ yếu phụ thuộc vào học phí (phần lớn trường học phí chiếm trên 80%). Điều này cho thấy tài chính của các trường đại học đang thiếu bền vững.

Chi tiêu công cho giáo dục đại học theo GDP vào năm 2016. Biểu đồ: World Bank.

Theo ông Christophe, có thể lựa chọn một số chính sách về huy động nguồn lực để cân bằng tài chính của các cơ sở giáo dục đại học. Một là, tăng ngân sách công cho giáo dục đại học từ 0,23% hiện tại lên 0,8% GDP trước năm 2030. Hai là, hướng tới đa dạng thể chế, chuyển dịch từ trường đại học công lập tốn kém sang cơ sở tư nhân, cao đẳng, trực tuyến có hiệu quả chi phí cao hơn.

Theo: Giáo Dục Thời Đại

Recommended For You

About the Author: @dmin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *