Giải tỏa áp lực điểm chuẩn và tỷ lệ chọi, xét tuyển học bạ giúp các bạn thí sinh chủ động “mở rộng” cánh cửa học đại học cho mình. Đặc biệt là cơ hội lựa chọn vào những ngành học đúng với khả năng và phù hợp với nhu cầu của xã hội.
Xét học bạ – “Lối đi” thông minh để vào đại học
Khi điểm thi THPT Quốc gia được công bố thì cũng chính là thời điểm “nóng hừng hực” của các phương thức xét tuyển khác, đặc biệt là xét tuyển học bạ. Số lượng học bạ nộp vào các trường càng tăng sẽ dẫn đến việc điểm chuẩn có thể bị biến động. Tận dụng những ưu thế của xét tuyển học bạ, thí sinh sẽ không bị phụ thuộc tuyệt đối vào kết quả thi tốt nghiệp THPT hoặc kết quả điều chỉnh nguyện vọng sau kỳ thi. Đặc biệt, thí sinh sẽ được quyền chọn tổ hợp theo hướng có lợi về điểm số và có thể nắm quyền chủ động trúng tuyển.
Với đề thi “dễ thở” như vừa qua, các chuyên gia tuyển sinh đại học dự đoán điểm chuẩn có thể sẽ tăng 1-3 điểm. Theo thống kê tham khảo điểm xét tuyển của một số trường ĐH vừa mới công bố, thì Đại học Ngoại thương, hầu hết các ngành đều từ 26 điểm trở lên, thậm chí một số ngành kinh tế lên đến 30 điểm. Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM có điểm trúng tuyển của phương thức xét điểm trung bình học bạ trung học phổ thông dao động từ 28,5 đến 29 điểm. Như vậy, dù điểm học bạ chỉ trong phổ điểm 15 – 20, con đường vào đại học của bạn vẫn rộng mở tại nhiều trường đại học, ví dụ như ĐH Gia Định.
Nếu lựa chọn đại học Gia Định, thí sinh muốn nộp hồ sơ xét tuyển học bạ vào GDU, bắt đầu từ bây giờ phải nhanh chóng đăng ký xét tuyển ngay trước khi chỉ tiêu xét tuyển được lấp đầy. Khi sử dụng phương thức xét học bạ, thí sinh cần tốt nghiệp THPT và có điểm học bạ tổ hợp 3 môn HKI và HKII từ >=15 điểm.
Xét tuyển học bạ có bị tỉ lệ chọi hay không?
Những năm về trước, xét tuyển học bạ dường như là phương thức được lựa chọn sau cùng. Nhưng trong những năm gần đây, phương thức này đã trở nên phổ biến, chính vì thế tỉ lệ cạnh tranh không thua kém gì so với xét điểm thi tốt nghiệp THPT. Với quy tắc xét điểm từ cao xuống thấp thì điểm đợt sau có thể sẽ cao hơn đợt trước. Vì vậy, thí sinh hãy chủ động xét tuyển học bạ sớm để tự mở ra cơ hội trúng tuyển cho mình.
Việc xét tuyển học bạ sớm vì vậy sẽ giúp thí sinh tự tin lựa chọn những ngành hot tại ĐH Gia Định như Công nghệ thông tin, Quản trị kinh doanh, Ngôn ngữ Anh… Vì số lượng chỉ tiêu có giới hạn và số lượng hồ sơ ngày càng tăng, tập trung vào nhiều ngành được yêu thích, việc cân nhắc và lựa chọn thời điểm đúng đắn là yếu tố quan trọng nhất để cán đích giảng đường đại học.
Những cơ hội GDU mang lại
Dù trúng tuyển bằng bất kỳ phương thức nào thì bạn vẫn học cùng một chương trình đào tạo, cùng nhận tấm bằng đại học chính quy như nhau. Từ năm 2020, GDU áp dụng khung đào tạo rút ngắn từ 4 năm còn 3 năm, giảm lượng lý thuyết, tăng thời gian thực hành còn 120 tín chỉ/năm, sinh viên hệ chính quy Trường ĐH Gia Định sẽ ra trường sớm nhất trong tất cả các trường trên địa bàn TP.HCM. Bên cạnh đó GDU áp dụng chính sách học phí 11 triệu đồng/học kỳ cho toàn khóa 3 năm, cho tất cả các ngành, cam kết không tăng học phí trong suốt khóa học. Nhà trường đảm bảo giới thiệu việc làm cho sinh viên sau khi ra trường với mức lương lên đến 120.000.000 đ/năm. Những ưu thế trên đáp ứng yêu cầu dành cho “số đông” người học và phụ huynh học sinh để ĐH Gia Định xứng đáng là điểm đến yên tâm và chất lượng để khởi đầu tương lai vững vàng và tốt đẹp nhất!
Hồ sơ khi xét tuyển học bạ GDU bao gồm: Phiếu đăng ký xét tuyển học bạ THPT; Bản sao bằng tốt nghiệp THPT; Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời; Bản sao học bạ THPT; Giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có), rồi nộp trực tiếp hoặc chuyển phát nhanh qua đường bưu điện đến Phòng tuyển sinh & truyền thông của Trường (số 185-187, Hoàng Văn Thụ, P.8, Q. Phú Nhuận, TP.HCM) để được công nhận trúng tuyển. Thí sinh có thể nộp trước phiếu đăng ký, hoặc đăng ký online tại website: https://giadinh.edu.vn/tuyen-sinh-2020 để được ưu tiên xét tuyển và giữ suất vé vào đại học trước, sau đó tiếp tục bổ sung đầy đủ hồ sơ.
Nguồn: giaoducthoidai.vn