Giáo dục- Đào tạo Việt Nam và ASEAN hướng đến cộng đồng phát triển bền vững

Việt Nam và các nước trong cùng cộng đồng ASEAN cộng đồng đang cùng chung khó khăn từ đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, trong khó khăn Việt Nam và ASEAN đều đã có những biến chuyển tích cực.

Đó là thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục và liên thông trình độ trong khu vực ASEAN. Trong những ngày giãn cách xã hội tại Việt Nam vừa qua, dạy – học trực tuyến đã trở nên quen thuộc ở khắp các nhà trường theo đúng tôn chỉ “Tạm dừng đến trường, không dừng việc học”. Giờ đây dạy học trực tuyến và chuyển đổi số đã trở nên cấp thiết và là nhiệm vụ trọng tâm của ngành GD-ĐT.

Theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, không chỉ khi đại dịch bùng phát và lan rộng, mà trong nhiều năm qua, Việt Nam đã có những nỗ lực đáng kể nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục. Bộ GD&ĐT đã chủ động chỉ đạo, hướng dẫn nhà trường tổ chức dạy học trực tuyến và trên truyền hình và hướng dẫn công nhận kết quả dạy học trực tuyến.

Việt Nam và cộng đồng các quốc gia ASEAN đã và đang hướng đến liên thông trình độ trong khu vực ASEAN. Mục đích hướng đến là lao động, nhân lực đã và đang được đào tạo ở bất kỳ quốc gia nào thuộc ASEAN đều có thể tiếp tục học tập và làm việc ở một nước thành viên khác mà không mất thời gian gián đoạn chuyển tiếp.

Muốn vậy, cần phải hoàn thiện kết nối giữa các quốc gia, không chỉ giới hạn trong liên thông giáo dục, mà quan trọng hơn là làm thế nào để tối ưu hóa nguồn nhân lực trong khu vực. Quan điểm xuyên suốt ở mỗi quốc gia phải là đầu tư phát triển nguồn nhân lực không chỉ là đào tạo mới và đào tạo lại mà còn là công nhận và tận dụng nhân lực có trình độ đã qua đào tạo. 

Hiện thực hóa điều này, nhiều nhà nghiên cứu giáo dục cho rằng, các trường đại học và các cơ quan quản lý giáo dục đại học của các nước thành viên cần có những bước tiến xa hơn nữa trong việc hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm đào tạo cũng như xây dựng cơ chế giám sát chung hài hoà, thống nhất. Các hoạt động liên thông trong giáo dục chỉ có giá trị khi các xác nhận đó được công nhận trong thực tế.

Covid-19 là thời điểm để các nước ASEAN quy hoạch và đổi mới định hướng phát triển của khu vực, trong đó cần chú trọng đến chuyển đổi số trong giáo dục. Đây là cơ hội và cũng là động lực để các quốc gia trong cộng đồng ASEAN thúc đẩy chia sẻ tri thức, trao đổi kinh nghiệm, hiểu biết lẫn nhau và lưu thông phân bổ nguồn lực linh hoạt giữa các nước thành viên. Tất nhiên, để làm được điều này, cần phải xây dựng hạ tầng công nghệ và đồng bộ hệ thống giải pháp số liên thông giáo dục giữa các nước trong đào tạo trực tuyến.

Recommended For You

About the Author: @dmin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *