Hoàn thiện hệ thống văn bản nội bộ của cơ sở GD đại học đáp ứng yêu cầu tự chủ

Sáng nay (30/9), Tọa đàm “Hoàn thiện hệ thống văn bản nội bộ của cơ sở giáo dục đại học, đáp ứng yêu cầu của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học” đã diễn ra tại Hà Nội.

Tọa đàm do Chi hội Luật gia Bộ GD&ĐT phối hợp với Chi hội Luật gia Trường Đại học Luật Hà Nội và Chi hội Luật gia Trường Đại học Ngoại Thương tổ chức.

Phát biểu khai mạc, Chánh Thanh tra Bộ GD&ĐT Nguyễn Đức Cường nhấn mạnh, Tọa đàm sẽ chia sẻ một số báo cáo, tham luận về mối quan hệ giữa quy định của Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học (Luật số 34) với quy định khác của pháp luật, quy định của Đảng.

Thẩm quyền của Hội đồng trường, Hiệu trưởng trong việc bổ nhiệm viên chức quản lý; sử dụng tài sản công trong liên doanh, liên kết của trường đại học…

Trong khuôn khổ của buổi Tọa đàm, các đại biểu cùng nhau làm rõ một số nội dung quan trọng, nhằm giúp cho những luật gia, những người đang công tác ở nhiều vị trí trong cơ quan quản lý Nhà nước, hay những hội viên đang công tác tại các cơ sở giáo dục đại học, tư vấn pháp luật… để cùng nhau hoàn thiện hệ thống văn bản nội bộ cơ sở giáo dục đại học, đáp ứng yêu cầu Luật số 34.

Chánh Thanh tra Bộ GD&ĐT Nguyễn Đức Cường phát biểu khai mạc Tọa đàm

Việc hoàn thiện hệ thống văn bản Nhà nước là yêu cầu bắt buộc, đồng thời là việc quan trọng để đổi mới quản trị, thực hiện tự chủ mạnh mẽ trong nhà trường.

Ông Nguyễn Huy Bằng – Chủ tịch Chi hội Luật gia Bộ GD&ĐT đặt vấn đề: Luật số 34 và Nghị định 99 có nhiều quy định quan trọng hướng tới tăng quyền tự chủ và nâng cao chất lượng giáo dục đại học. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, các trường đang triển khai nhưng còn lúng túng, thiếu thống nhất, kết quả hạn chế.

Tại buổi Tọa đàm, Chủ tịch Chi hội Luật gia Bộ GD&ĐT Nguyễn Huy Bằng cũng trao đổi và làm rõ một số điểm mới quan trọng của Luật số 34 và đề cập đến vấn đề hoàn thiện hệ thống văn bản Nhà nước.

Tọa đàm nhằm nâng cao hiệu quả của công tác xây dựng văn bản nội bộ trong các trường đại học, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới; đặc biệt triển khai Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, Nghị định 99 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật này vào trong thực tiễn.

Đồng thời tăng cường việc tiếp cận, trao đổi thông tin, phối hợp chia sẻ việc xây dựng hệ thóng các văn bản cho các cán bộ quản lý trong quá trình nắm bắt thông tin, tham mưu lãnh đạo Bộ kịp thời có chỉ đạo, hướng dẫn các trường trong việc thực hiện Luật.

Recommended For You

About the Author: @dmin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *