HỘI THẢO KHOA HỌC “ Nâng cao chất lượng giáo dục trong bối cảnh thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018”

Ngày 29/12, Viện Tâm lý Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Trường THPT Lê Lợi (Hà Đông, Hà Nội) đã tổ chức Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng giáo dục trong bối cảnh thực hiện Chương trình GDPT 2018” tại Phòng GD&ĐT quận Hà Đông.

Đổi mới phương pháp, kỹ thuật dạy học

Tới dự có NGƯT. TS Nguyễn Thanh Sơn – Phó Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Hà Nội; bà Nguyễn Thị Thu Hương – Phó Trưởng Phòng GD&ĐT quận Hà Đông; lãnh đạo các trường trên địa bàn và đông đảo khách mời. 

TS Lê Xuân Trung – Hiệu trưởng Trường THPT Lê Lợi nhấn mạnh, hội thảo là nơi để các thầy cô cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và đưa ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh trên địa bàn quận Hà Đông, đáp ứng yêu cầu đổi mới của Chương trình GDPT 2018.

Hội thảo có sự góp mặt của đông đảo CBQL giáo dục quận Hà Đông và khách mời.

Hội thảo tạo điều kiện để các nhà giáo dục, nhà quản lý cùng đề xuất, định hướng nhằm nâng cao chất lượng dạy và học đáp ứng chương trình mới. Tạo ra diễn đàn khoa học hữu ích cho sự hợp tác giữa cơ sở giáo dục với các tổ chức khoa học giáo dục, viện nghiên cứu, các cơ quan quản lý giáo dục trên địa bàn quận Hà Đông.

Tại hội thảo, cô giáo Kim Phương Hà – giáo viên Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ trình bày tham luận về: “Đổi mới phương pháp kĩ thuật dạy học, năng lực kiểm tra đánh giá chất lượng dạy và học trong trường phổ thông”.

Cô Kim Phương Hà – giáo viên Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ chia sẻ tại hội thảo.
Cô Kim Phương Hà – giáo viên Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ chia sẻ tại hội thảo.
Theo đó, học sinh cần chủ động tìm tòi kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau để vận dụng vào những thời điểm phù hợp. Việc học cần có sự tương tác giữa học sinh – giáo viên, học sinh – học sinh để các em biết cách chia sẻ kiến thức, nói trước đám đông. 
Học sinh cũng cần được ghi nhận, đánh giá đúng cũng như sửa sai hạn chế nếu có của mình. Cô Kim Phương Hà cũng áp dụng phương pháp dạy học dự án, hợp tác theo nhóm và một số kỹ thuật khác. Sau mỗi giờ học, giáo viên cần rút kinh nghiệm xem cách dạy đó đã phù hợp chưa để chỉnh sửa, bổ sung.
Hội thảo được nghe ý kiến chia sẻ của nhiều đại biểu để nâng cao chất lượng giáo dục.
Hội thảo được nghe ý kiến chia sẻ của nhiều đại biểu để nâng cao chất lượng giáo dục.
Về kiểm tra đánh giá, Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ thực hiện theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh; kết hợp việc đánh giá kết quả với đánh giá quá trình. Tổ bộ môn xây dựng ma trận đề kiểm tra giữa kỳ và cuối kỳ. Mỗi năm kiểm tra chung toàn trường 2 lần vào cuối kỳ với các mức độ câu hỏi tương ứng. 
Cô Kim Phương Hà cũng cho rằng, giáo viên cần giải đáp thắc mắc của học sinh để có sự điều chỉnh phương pháp học tập và đánh giá phù hợp. Trường còn đánh giá hồ sơ học sinh, thái độ học tập của các em trong giờ học. Việc đánh giá còn thông qua nhận xét định tính trong cả quá trình học tập. 
Xây dựng mô hình trường học hạnh phúc
Cô Đào Thị Thanh Thủy trao đổi một số nội dung về trường học hạnh phúc.
Cô Đào Thị Thanh Thủy trao đổi một số nội dung về trường học hạnh phúc.

Cô Đào Thị Thanh Thủy – giáo viên Ngữ văn Trường THPT Lê Lợi trao đổi về xây dựng mô hình trường học hạnh phúc. Hạnh phúc là một trạng thái con người đạt được khi hoàn thành tốt một công việc nào đó theo mong muốn của mình. 

Mô hình trường học hạnh phúc đã được triển khai thí điểm vào tháng 4/2018 tại một số trường học tại TP Huế. Ngày 22/4/2019, Bộ GD&ĐT đã tổ chức lễ phát động “Triển khai kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo vì một trường học hạnh phúc”. 

Trường THPT Lê Lợi đang xây dựng mô hình trường học hạnh phúc với 3 tiêu chí quan trọng gồm: Yêu thương, an toàn và tôn trọng. Cán bộ giáo viên cũng phải thay đổi công tác quản lý và giảng dạy giúp người học trở thành trung tâm. Đặc biệt, công tác tham vấn tâm lý học đường được quan tâm đúng mức và giải quyết thấu đáo các thắc mắc của học sinh. 

NGƯT. TS Nguyễn Thanh Sơn – Phó Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Hà Nội đánh giá cao những báo cáo, chia sẻ của các thầy cô tham dự hội thảo.
NGƯT. TS Nguyễn Thanh Sơn – Phó Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Hà Nội đánh giá cao những báo cáo, chia sẻ của các thầy cô tham dự hội thảo.

“Yêu thương cần gắn liền với kỷ cương, nhân văn giúp học sinh ngày càng tiến bộ. Muốn thế cần sự quyết tâm, kiên trì của cả cộng đồng. Thầy cô lên lớp làm sao để học sinh cảm nhận trường học trở thành một nơi thú vị. Hạnh phúc phải lan tỏa từ chính thầy cô đến học sinh” – cô Đào Thị Thanh Thủy trao đổi.

Là giáo viên có nhiều kinh nghiệm của Trường THPT Lê Lợi, cô Phạm Thị Chung đã chia sẻ một số thông tin về ứng dụng cách thức thực hiện phương pháp giáo dục STEAM trong Chương trình GDPT 2018.

Tính tương thích của phương pháp giáo dục STEAM trong Chương trình GDPT 2018.
Tính tương thích của phương pháp giáo dục STEAM trong Chương trình GDPT 2018.

Cô Chung đã chỉ ra những lợi ích cùng tính tương thích của giáo dục STEAM khi triển khai Chương trình mới. Học sinh sẽ hào hứng hơn khi được tham gia làm các thí nghiệm vui, thiết thực. Ví dụ, các em sẽ học được cách để điều chế xà phòng từ dầu mỡ bằng phương pháp thủy phân chất béo trong dung dịch kiềm đã qua sử dụng…

Trong khuôn khổ hội thảo, các đại biểu cũng được nghe thầy Lương Anh Dũng – Phó Hiệu trưởng Trường THPT Lê Lợi trình bày tham luận về công tác xây dựng và phát triển mô hình Trường THPT chất lượng cao trên địa bàn quận Hà Đông. Cô Ngô Thị Mai Phương chia sẻ về tính phù hợp của mô hình lớp học đảo ngược trong việc dạy học Tiếng Anh theo chương trình GDPT 2018 và một số tham luận khác để định hình rõ những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục khi triển khai Chương trình GDPT 2018.

Recommended For You

About the Author: @dmin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *